Nâng cao Chính Khí - Sức đề kháng

Thứ ba - 23/04/2024 12:21
Sức đề kháng của cơ thể hay còn gọi là chính khí (yếu tố nội nhân) với nhân tố gây bệnh (tà khí), yếu tố ngoại nhân.
Tự mình điều tiết để thích ứng với sự thay đổi của nội và ngoại cảnh để duy trì cân bằng âm - dương, giữ gìn cơ thể khỏe mạnh.
Kháng lại tà khí để phòng bệnh hoặc khi cơ thể mắc bệnh thì khu tà đưa ra ngoài và khả năng cơ thể tự phục hồi sau khi mắc bệnh hoặc khi cơ thể bị hư nhược thì tự mình thay đổi và hồi phục sức khỏe.
Nâng cao Chính Khí - Sức đề kháng
Nâng cao Chính Khí - Sức đề kháng
Sức đề kháng của cơ thể hay còn gọi là chính khí (yếu tố nội nhân) với nhân tố gây bệnh (tà khí), yếu tố ngoại nhân.
Tự mình điều tiết để thích ứng với sự thay đổi của nội và ngoại cảnh để duy trì cân bằng âm - dương, giữ gìn cơ thể khỏe mạnh.
Kháng lại tà khí để phòng bệnh hoặc khi cơ thể mắc bệnh thì khu tà đưa ra ngoài và khả năng cơ thể tự phục hồi sau khi mắc bệnh hoặc khi cơ thể bị hư nhược thì tự mình thay đổi và hồi phục sức khỏe.
Trong đại dịch COVID-19 đi qua, việc bảo vệ, phục hồi và nâng cao chính khí có ý nghĩa hết sức quan trọng, để chống lại dịch bệnh. Kinh nghiệm của y học cổ truyền về vấn đề nâng cao chính khí hết sức phong phú.
Đông Y chủ trương "trị vị bệnh" nên Đông y rất coi trọng dưỡng sinh - nâng cao "chính khí", chính khí đầy đủ thì bệnh tật không thể xâm phạm (Chính khí tồn nội, tà bất khả can). Đó cũng là tư tưởng "tướng giỏi không cần đánh mà thắng" trong Tôn Tử binh pháp (Bất chiến nhi khuất nhân chi sư). Trong sách Nội kinh, dưỡng sinh được đặt vào vị trí tối cao, còn trị liệu chỉ được xem là biện pháp ở bình diện thấp. Tấn công trực tiếp vào "bệnh tà" chỉ được Đông y xem như biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ. "Trị vị bệnh", "phòng bệnh hơn chữa bệnh" - là chiến lược y tế vô cùng sáng suốt và là nét văn hóa độc đáo của Đông y từ ngàn năm xưa. Ngày nay, khi phổ bệnh đang có xu hướng chuyển từ nhiễm trùng sang bệnh tâm thân, nội tiết, chuyển hóa, phương thức sống,... thì chiến lược đó sẽ còn có giá trị thực tiễn và khoa học to lớn hơn nữa.
Đông y là nhân thuật, nên đối tượng chính của Đông y không phải là "bệnh" mà là "con người". Con người trong Đông y cùng với môi trường, vũ trụ hợp thành một chỉnh thể thống nhất, người xưa gọi đó là "Thiên nhân hợp nhất". Bản thân con người cũng là một chỉnh thể thống nhất, nên tinh thần và thể xác hợp nhất với nhau, người xưa gọi đó là "Hình thần hợp nhất".

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền
 Từ khóa: nâng cao chính khí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây