Ngày nay khi văn hóa Phương Tây du nhập mạnh vào Việt Nam, chúng ta có vô vàn những thức ăn nhanh, ăn càng nhiều thịt cá trứng sữa, nhưng sức khỏe ngày càng giảm sút. Nhiều người còn trẻ mà đã bệnh tật nhiều, trong khi lý do là vì đâu? Sau đó nhiều người cả tây cả ta thực hành phương pháp ăn uống cổ xưa từ Phương Đông lại trị được bệnh nan y mà Y học hiện đại không can thiệp được. Giải Nobel Y học năm 2017 nói đến Nhịp Sinh Học việc con người ngủ nghĩ, ăn uống đúng giờ để khỏe mạnh. Ông bà ngày xưa không biết vô tình mà có một giờ giấc ăn ngủ rất hợp lý 8h -9h tối đã ngủ, 4h-5h sáng đã dậy. Điều đó đúng luôn cả giờ giấc hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Giờ ở những làng quê vẫn có cách sống như vậy, không nói đến vấn đề thực phẩm bẩn thì cơ bản thì rất khỏe, nhiều bác đã cao tuổi nhưng sức lực còn hơn trai tráng trên thành thị. Nhưng giờ đây khi nhịp sống hiện đại, con người bỏ quên đi những thói quen đó, thức thâu đêm suốt sáng, sáng ngủ bù và kéo dài như vậy trong một khoảng thời gian dài dẫn đến nhiều bệnh tật. Vậy ăn uống thế nào là đúng khoa học và khỏe mạnh?
Thực hành khí công, thiền ăn uống đúng cách để cơ thể khỏe mạnh
Phương Tây có câu “Ăn sáng như vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như người hành khất”. Câu này chỉ đúng với từng người với những công việc khác nhau, người khi bắt đầu ngày mới mà có khối lượng công việc nặng nhọc thì họ nên ăn uống đầy đủ để tạo năng lượng hoạt động trong ngày và giảm khẩu phần từ buổi trưa đến buổi tối. Còn những người công việc nhẹ nhàng, ngồi văn phòng hằng ngày ít vận động thì ăn sáng cũng nên vừa phải chứ không nên ăn nhiều. Đối với những người áp dụng phương pháp thực dưỡng Ohsawa thì ngũ cốc là gốc nhưng việc tiết chế ăn uống là quan trọng hàng đầu.
Những người dùng phương pháp giảm cân bằng cách không ăn sáng đó là sai lầm, khung giờ 7h-9h sáng là giờ làm việc của dạ dày, nhịn đói triền miên, đi học đi làm không ăn sáng, lâu dần dạ dày bị hủy hoại. Trong Ngũ Hành, Ngũ Tạng, dạ dày mà bị ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Tại sao chúng ta phải giảm khẩu phần ăn vào buổi tối? Vì khung giờ hoạt động từ 7h tối – 5h sáng là của các bộ phận Tim, Mật, Gan, Phổi. Chúng ta ăn uống quá nhiều vào buổi tối gây áp lực làm việc lên những cơ quan trong cơ thể, nên nhiều người ăn quá nhiều vào buổi tối khi thức dậy vào buổi sáng sẽ cảm giác mệt mỏi. Tại sao nói con người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ, vì trong cơ thể con người mỗi bộ phận như một nhà máy hoạt động không ngừng nghĩ. Trong đó Gan và Thận là hai cơ quan quan trọng giúp thải độc tố trong cơ thể người. Lối sống hiện đại, giờ về đêm là đến những quán nhậu, ăn uống rượu bia thật nhiều và tầm 12h đêm về đến nhà, kéo dài một khoảng thời gian dài đã sinh ra nhiều bệnh tật. Ngày xưa những bệnh như suy thận chỉ xuất hiện vào người già, người ta còn gọi là khí lực suy kiệt, Vì thận trong Đông Y giữ khí. Vậy mà giờ còn trẻ đã phải chạy thận, có phải chúng ta đã quá sai lầm trong ăn uống sống tách biệt với nhịp sinh học.
Nếu nói ăn chay trường là kiệt sức, có hại sức khỏe thì các vị tu hành đã không sống thọ và khỏe mạnh đến thế
Vậy chúng ta nên ăn uống vào buổi sáng sao cho hợp lý, không quá nhiều cũng không quá ít. Nên thay đổi bữa ăn các ngày trong tuần, không nên cố định một thực đơn nào. Mà phải thay đổi rau củ thường xuyên, nên lấy gạo lứt là nền tảng chính của mỗi bữa ăn. Gạo lứt giúp ta nhai kỹ, ban đầu có thể khó ăn, nhưng ăn dần sẽ thấy quen và ngon miệng. Nếu chuyển bữa ăn hoàn toàn bằng thực vật thì càng tốt, chúng ta nghe tây y rồi đến truyền thông cho rằng ăn thực vật cụ thể ăn chay là không có sức, cơ thể yếu ớt, vậy những vị tu hành gánh nước lên núi họ ăn chay trường vậy sức ở đâu họ làm việc thế? Chúng ta nên tiết chế việc ăn uống để khỏe mạnh, mỗi ngày nên đổi thực đơn để cơ thể có nhiều chất. Ăn giảm dần vào buổi tối. Buổi trưa và buổi tối nên áp dụng chế độ ăn rau thì càng tốt. Lúc đó các cơ quan giảm nhẹ việc hoạt động.
Có một thực tế cũng rất hay ruột động vật ăn thịt chỉ dài gấp 3 lần cơ thể, còn ruột người dài 8-10 lần. Độ axit trong dạ dày người chỉ bằng 1/20 so với động vật ăn thịt, nên việc tiêu hóa thịt sẽ rất khó khăn và thêm ruột dài nữa. Nên việc ăn nhiều thịt, đặc biệt nhiều người ăn thịt sống dẫn đến những chứng bệnh về đường tiêu hóa. Không nói đến các vấn đề động vật nuôi bị nhốt, tiêm thuốc an thần rồi mổ xẻ, nuôi bằng hóa chất gián tiếp vào cơ thể người thì việc hạn chế ăn thịt cũng là một cải thiện tốt sức khỏe của bạn.
Trích trong sách Y Triết Phương Đông của Giáo Sư George Ohsawa:
Các dân tộc Phương Đông vốn ăn thảo mộc từ mấy nghìn năm nay. Họ đã tìm thấy những bí quyết tạo dựng sức khỏe thể chất và tinh thần qua nguyên tắc dinh dưỡng theo Đạo Pháp của vũ trụ. Đồng thời tài nấu nướng thực phẩm thảo mộc phát triển đến độ khi gặp một món rau củ của phương Tây, người Nhật cảm thấy rầu rĩ như là mình bị biến thành ngựa vì xơi nhằm một món ăn vô dụng. Những món ăn thảo mộc của người Nhật không chỉ hợp khẩu vị người sành ăn mà còn chữa được bệnh hiện tại và tương lai. Chúng ta là con cái của mẹ Thảo Mộc; bà hy sinh thân mình để nuôi dưỡng chúng ta. Không có diệp lục, chúng ta không thể tạo ra máu, sự sống cho chúng ta. Chúng ta không cần thiết lấy thịt hoặc những sản phẩm của động vật để nuôi dưỡng mình, dùng đến một mức nào đó sẽ sinh ung thư.
Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền
Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn