Sâm Dây – Đảng Sâm, thay thế Nhân Sâm ích khí dưỡng huyết, dùng cho người suy nhược

Thứ sáu - 12/11/2021 18:15
Đảng Sâm là một vị thảo dược có trong Đông Y từ xa xưa, tại Trung Quốc dùng phổ biến hơn Nhân Sâm bởi có tính bình mà kết hợp nấu ăn và trong các món trà truyền thống. Ngoài ra ở nhiều bài thuốc cổ phương kinh điển thay thế cho Nhân Sâm. Với giá thành rẻ hơn 1/10 Nhân Sâm.
Đông Y, đảng sâm có vị ngọt, tính bình vào tỳ và phế bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng...
Sâm Dây – Đảng Sâm, thay thế Nhân Sâm ích khí dưỡng huyết, dùng cho người suy nhược
Sâm Dây – Đảng Sâm, thay thế Nhân Sâm ích khí dưỡng huyết, dùng cho người suy nhược
Đảng Sâm là một vị thảo dược có trong Đông Y từ xa xưa, tại Trung Quốc dùng phổ biến hơn Nhân Sâm bởi có tính bình mà kết hợp nấu ăn và trong các món trà truyền thống. Ngoài ra ở nhiều bài thuốc cổ phương kinh điển thay thế cho Nhân Sâm. Với giá thành rẻ hơn 1/10 Nhân Sâm.
Nhật Trường Kon Tum kinh doanh Sâm Dây từ 2013, cây Sâm Dây là tên địa phương, khi người dân đào củ lên nấu canh, ngâm rượu có vị Sâm mà thân mọc lên là dây nên đặt là Sâm Dây. Trong Đông Y gọi là Đảng Sâm hay Đẳng Sâm, có nơi gọi Thượng Đẳng Nhân Sâm vì xuất phát và sử dụng đầu tiên trong cổ đại tại huyện Thượng Đẳng Trung Quốc. Đảng Sâm Việt Nam và Trung Quốc có tên khoa học là Codonopsis, Việt Nam là javanica, Trung Quốc pilosula thuộc họ hoa Chuông. 
Nhờ chính sách bảo tồn nguồn gien nguồn giống của tỉnh Kon Tum, đã giữ lại cây Sâm gốc và phát triển thành vùng dược liệu lớn ở Việt Nam.
Đông Y, đảng sâm có vị ngọt, tính bình vào tỳ và phế bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng...
dang sam sam day dang sam nhan sam 04
Đảng Sâm được sử dụng phổ biến trong các thang thuốc cổ phương như thập toàn đại bổ, tứ quân tử thang,…
Theo y học hiện đại đảng sâm có các tác dụng:
- Chống mệt mỏi và tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường nhiệt độ cao.
- Tăng cường trương lực của hồi tràng và cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ thuốc.
- Tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng.
- Tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
Ngoài ra, đảng sâm có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể, kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn…
dang sam sam day dang sam nhan sam 03
Theo Đông y, đảng sâm đã có thể bổ khí lại có thể bổ huyết, chuyên điều lý về các bệnh tật của các bệnh tỳ vị. 
Có ý kiến cho rằng, tất cả bài thuốc có nhân sâm đều dùng đảng sâm thay thế được. Về ưu điểm, đảng sâm kiện tỳ mà không táo, bổ vị mà không thấp; còn nhân sâm hơi cương táo.
Đảng sâm chứa saponin, tangshenoside, amylose, codonolactone, alkaloid, nguyên tố vô cơ, sterol, amino acid, nguyên tố vi lượng... Saponin và polysaccharide có tác dụng lên hệ miễn dịch. Theo Đông y, đảng sâm vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết. Trị tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng, sa tử cung, sa trực tràng, sa dạ dày ruột. Trong các bài thuốc bổ đều có thể dùng đảng sâm thay nhân sâm và tăng liều dùng gấp 2-3 lần. Liều dùng 12-30g dưới dạng sắc, chưng, nấu...
dang sam sam day dang sam nhan sam 02
Một số bài thuốc có đảng sâm:
Bổ khí tư âm:
Bài 1: đảng sâm 15g, hoàng tinh 12g, nhục quế 10g, cam thảo 6g, đại táo 10 quả. Đại táo xé nhỏ, các vị sắc nước uống trong ngày. Đợt điều trị 15 ngày. Trị huyết áp thấp.
Bài 2 - Sinh mạch tán: đảng sâm 12g, mạch môn 12g, ngũ vị 8g. Sắc uống. Trị ra nhiều mồ hôi, hao tổn tân dịch, mệt nhọc.
Bổ huyết, chỉ huyết:
Bài 1: đảng sâm 16g, kê huyết đằng 40g, đương quy 20g, bạch thược 12g, thục địa 24g. Sắc uống. Tác dụng bổ huyết.
Bài 2: đảng sâm 40 - 60g. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Trị xuất huyết tử cung.
Bổ phổi dịu hen:
Bài 1 - Thang táo cứu phế: đảng sâm, tang diệp, mạch môn, thạch cao mỗi vị 12g; cam thảo 4g, hồ ma nhân 6g, hạnh nhân 6g, tỳ bà (chích) 8g, a giao 8g. A giao để riêng; thạch cao sắc trước, sau đó cho các dược liệu vào. Sắc lấy nước, hòa a giao vào uống. Tác dụng nhuận phế hóa đờm. Trị hen phế quản.
Bài 2: đảng sâm 16g, hoài sơn 12g; ý dĩ, mạch môn, xa tiền tử (sắc bao), hạnh nhân, khoản đông hoa mỗi vị 10g; cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa ho, bệnh lao mới nhiễm
Kiện tỳ cầm tiêu chảy:
Bài 1: đảng sâm 20g; bạch truật sao, đương quy, ba kích mỗi vị 12g. Sắc uống. Trị tỳ vị hư nhược, người mệt, ăn ít dẫn đến đi tiêu lỏng hoặc tiêu lỏng kéo dài.
Bài 2 - Cốm bổ tỳ: đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, liên nhục, bạch biển đậu mỗi vị 10g; cốc nha 4g, sa nhân 2g, trần bì 2g, nhục đậu khấu 2g. Tán bột, trộn với mật, xát thành cốm, sấy khô. Trẻ 1 - 3 tuổi, ngày uống 12-16g, chia 2 lần. Trẻ lớn tuổi hơn, tăng liều theo tuổi. Trẻ trên 12 tuổi, uống đủ trong bài. Trị trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài thể hư và thể cam tích.
Kiêng kỵ: Người có thực hỏa, nhiệt thịnh không dùng. Khi đang uống thuốc kiêng ăn củ cải và uống trà đặc.
 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền Tổng Hợp

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền
 Từ khóa: sâm dây, đảng sâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây